Trước hết, thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp và có hiệu quả, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, bao gồm: thể lực, trí lực, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và phong cách lao động công nghiệp; Phấn đấu đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức đạt ít nhất 70%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề đạt ít nhất 27% và đến năm 2025 tỷ lệ này ít nhất 80%; 32% 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp thành phố đạt chuẩn theo chức danh, vị trí việc làm; trong đó, có khoảng 7% cán bộ, công chức đạt trình độ sau đại học và đến năm 2025 là 9% trở lên; trên 95% cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đạt chuẩn chức danh vị trí việc làm. Tỷ lệ trường học từ mầm non đến THCS đạt chuẩn quốc gia ít nhất 30%. và đến năm 2025 trên 40%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn khoảng 7% và đến năm 2025 là dưới 6%; 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. . ; trên 95% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn chức danh vị trí việc làm.
Để triển khai thực hiện đạt các mục tiêu trên, từng cấp ủy Đảng phải tổ chức quán triệt và vận dụng tổ chức thực hiện đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển các nguồn nhân lực; những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, thể chất và tinh thần để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, trước hết trong các trường phổ thông, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, mỗi gia đình và từng cá nhân về hướng nghiệp và học nghề, về tự đào tạo nghề và tìm việc làm. Đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trên cơ sở nắm chắc tình hình dân số - lao động ở từng địa phương, đơn vị. Từ đó định hướng tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân, nhất là dân số trong tuổi lao động chú trọng học nghề mà thị trường cần để tự tìm việc làm phù hợp. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, cập nhật kiến thức mới, hội nhập quốc tế cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quy định cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương trong việc sử dụng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện tốt quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, đảm bảo công khai, minh bạch, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, việc làm cần tuyển. Tập trung thực hiện có kết quả Đề án số 02 - ĐA/TU, ngày 27/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Phan Thiết về “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý” giai đoạn 2016 - 2020. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch luân chuyển, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện tốt các chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; đồng thời tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động phát huy năng lực, sở trường công tác. Phát huy hiệu quả các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tham gia học tập, bồi dưỡng thường xuyên các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Phối hợp với tỉnh đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm theo nhu cầu của thị trường lao động; khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, kinh tế hộ gia đình, dịch vụ để giải quyết việc làm cho người lao động. Thu hút, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước đầu tư phát triển lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục - thể thao trên địa bàn thành phố.