Tổng thể kiến trúc ở đây từ ngày khởi tạo là một ngôi miếu lớn của người Hoa xây dựng để thờ Quan Công (Quan Thánh đế quân). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí tập 12 gọi là “Đền Quan Công” đúng với tên lúc bấy giờ của miếu. Ngay trước cổng vào chùa hiện naycòn tấm biển ghi “Quan Thánh miếu” . Hơn nữa nội dung thờ phụng bên trong chỉ thờ tượng Quan Thánh đế quân, cùng những tượng khác chứ không thờ Phật. Vả lại càng không có các nhà sư trụ trì. Thế nhưng trong dân gian từ xưa đến nay cả người Việt và người Hoa đều quen gọi là “Chùa Ông” .
Nằm trên một diện tích khá lớn, chùa có lối kiến trúc và trang trí nghệ thuật đặc trưng của người Hoa, các dãy nhà nối tiếp nhau tạo nên hình chữ Kim. Hệ thống cột, vĩ kèo chạm khắc rất công phu, sắc nét phần nào giống kỹ thuật chạm khắc trong các ngôi đình của người Việt. Tất cả những cột chính đều có treo câu đối chạm khắc và sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Nổi lên ở các gian thờ là những bức tranh chạm gỗ, gắn tư ờng mà n ội dung miêu tả các điển tích xưa của ngư ời Hoa, có niên đại ở thế kỷ XVIII. Nhiều bức hoành lớn được chuyển từ Trung Hoa qua ở thế kỷ XIX. Gần 100 bức hoành và liên đối với các loại có nhiều kích thư ớc khác nhau treo đầy chính điện và nhà thờ Tiền Hiền. Đặc biệt là những bức hoành phi Đại tự sắc nét với đủ màu sắc, chưa có một di t ích nào có số lượng hoành phi nhiều như vậy. Trong đó có một số đưa từ Trung Hoa sang. Tượng Quan Công to lớn bằng gỗ đặt trang trọng ở gian thờ chính điện cùng hàng chục những pho tượng cổ khác. Hệ thống bao lam, bao phủ quanh các khám thờ ở Chùa phải nói là những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ có giá trị về nghệ thuật , chủ đề chạm khắc phong cảnh thiên nhiên, hoa lá, chim chóc sống động.
Chùa Ông hiện nay còn lưu giữ nhiều chiếc chuông cổ có giá trị về lịch sử và nghệ thuật, đúc tại Quảng Đông, Trung Hoa và chuyển sang từ triều đại Nhà Thanh. Kiểu cách đúc và vật liệu giống Đại hồng chung của người Việt nhưng trang trí phức tạp hơn và rườm rà hơn trên thân chuông. Chùa Ông là một trong những ngôi chùa có vườn chùa đẹp.
Về lễ hội, trước năm 1975 ở Phan Thiết có lễ hội dân gian lớn nhất là lễ hội “Nghinh Ông” ở Chùa Ông. Năm 1996 lễ hội này được tổ chức lại, đã thu hút hàng chục ngàn người từ khắp nơi. Lễ hội nghinh ông được coi là di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia do quy mô và các giá trị văn hoá của nó và do sự ngưỡng mộ rộng lớn của cả người Hoa và người Việt. Từ bao đời nay, Chùa Ông là nơi mà ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhân dân lại tụ tập ở đây để cầu cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc,làm ăn may mắn của mọi người, mọi nhà.